-
Kinh Pháp-Hoa là bộ Kinh lớn
được lưu-thông nhứt và được nhiều người trì-tụng nhứt trong các bộ Kinh
lớn.
-
Nhiều vị
cao-tăng xưa đã
giải-thích kinh này
rất nhiều, qua các chủng-loại như :Huyền-Nghĩa, Văn-Cú, Thông Nghĩa,
Cú-giải, v.v...
-
Bộ thời hiển lý, bộ thời giải văn,
làm cho Kinh PhápHoa đã chói sáng càng
thêm chói sáng.
-
Nên người trì- tụng được lợi sáng
suốt, được chứng - ngộ.
-
Hoặc hiện-tiền thâm-nhập Tam-muội.
-
Hoặc quá-thế siêu-thăng Thánh-địa.
-
Hoặc tiêu tai, hoặc giải nạn, v.v...
-
Đó là diệu-lực bất-tư-nghị của Kinh.
-
Mà cũng là công hiển-dương của các
vị Cao-Tăng.
-
Trong Kinh-tạng nói
Kinh Pháp-Hoa này rấtsâu xa mà
thầm kín.
-
Lại
nói “Trí-Tuệ của
Chư Phật” rất
sâu vô-lượng, Trí-Tuệ đó khó
hiểu, khó được.
-
Nên chỉ dùng lời nói bên ngoài và
dùng tai mắt của thế-gian thì không thể rõ biết được.
-
Nên
người trì-tụng muốn thâm-nhập lý
Kinh, cần phải lóng
thân, lặng lòng,
quan-sát Kinh-văn, rỗng
thấu Không-Tướng, mới nhận được thâm-ý của Đức Phật.
-
Bằng cách là không Cầu Chơn, không
Trừ Vọng.
-
Mà
phải Như-thị Chơn,
Như-thị Huyễn, Như-thị Công-đức.
-
Với
một tấm lòng
chơn-thật tinh-cần “Phục-vụ chúng-sanh, tức cúng-dườngchư Phật”.
-
Đức Phật 30 tuổi thành đạo.
-
80 tuổi nhập Niết-Bàn.
-
Ngót 50 năm, Đức Phật trải qua hơn
300 hội, chia làm nămthời-kỳ thuyết-pháp.
-
Từ
hội thứ nhứt
nơi Bồ-Đề đạo-tràng,
đến hội rốt sau nơi rừng Ta-La.
-
Thuận theo
cơ sai khác
của chúng-sanh mà nói
pháp giáo-hóa.
-
Tất cả đều chỉ mục-đích làm lợi-ích
cho chúng-sanh được dứt hẳn
sanh-tử-khổ, mà thành-tựu
quả-vị “Chánh đẳng Chánh-giác” hoàn-toàn giải-thoát an vui như Đức Phậtđã được.
-
Trong Kinh Đức Phật tự nói:
-
“Ta hằng nghĩ thế này:Làm sao cho
chúng-sanh được Trí-Tuệ vô thượng, mau thành-tựu Phật-thân”.
-
“ Muốn cho tất cả chúng- sanh đồng
như Ta không khác”.
-
“Bổn-nguyện của chư Phật muốn cho
chúng-sanh cũng đồng được Phật-đạo, như của
Chư Phật tu-hành”.
-
Thật cao quý thay! Tôn-kính thay!
Nếu không phải một đấng đã viên-mãn lòng đại-từ, đại-bi, đại bình-đẳng, tất
không thể có bổn-nguyện cao-thượng ấy.
-
Vì
bổn-nguyện Vô-thượng bình-đẳng
đó, sau khi Phật chứng quả đại Bồ-Đề, Đức Phật liền thuyết
Kinh HoaNghiêm phô bày “Pháp-giới duyên-khởi viên-dung quả-hải”, đây là
“Chơn-giáo” (là Phật-thừa chơn-thật).
-
Trong hội
Hoa-Nghiêm này có
vô-lượng chúng,hạng căn-tánh
viên-thừa được siêu-nhập Phật-Tuệ.
-
Ngoài ra,hạng người căn-tánh chậm
lụt nhỏ hẹp, chướng sâu, nghiệp nặng, khó lòng đảm nhận được giáo-lý tối-thâm
tối-thượng;đến như các hàng Tiểu-Thánh đại-đức Thinh-văn chính thân dự đại-hội
mà còn như đui, như điếc, huống nữa là phàm-phu.
-
Nên
muốn độ hạng sau này, Đức
Phật phải tự hạ thấp, chiều theo
chúng-sanh mà chỉ dạy lần lần.
-
Nào
nói pháp Nhân-duyên,
hoặc Tướng, hoặc Tánh, lúc thì thu lại, lúc thì mở bày,
khi thì hiển có, khi thì hiển không,
khi thì cả
hai cùng một
lúc, v.v... mà
dắt dìu chúng-sanh từ thấp lần
lên cao, từ cạn lần vào sâu, đó là Quyền-giáo (tức là có Tam-thừa phương-tiện
ra đời).
-
Trong Kinh Đức Phật tự nói:
-
“Ta gặp chúng-sanh, đều đem
Phật-đạo dạy, kẻ vô-trí lỗilầm, mê tối
không lãnh-thọ”.
-
“Ta
biết các chúng-sanh,
chưa từng tu
cội lành, ham mãi theo ngũ-dục
(sắc, thinh, hương, vị, xúc) ....
-
Chấp chặt pháp hư-vọng, lại bền giữ không bỏ
được.
-
Ngã-mạn tự khoe cao, dua dối tâm
không thật ...
-
Người như thế khó độ, cho nên Ta bày
ra phươngtiện nói đạo-pháp dứt khổ, chỉ cho kia là Niết-Bàn.
-
Ta dầu có nói Niết-Bàn, mà chẳng phải thật Niết Bàn, vì đó là phương-tiện Quyền của pháp
Tam-thừa”.
-
Trong các đoạn Kinh-văn nói trên, trước nói duyên do cái
thật còn ẩn, kế bày căn-tánh chúng-sanh, cuối sau chỉ đầu mối có quyền-thừa.